Dị ứng thực phẩm ở người cao tuổi

Với sự gia tăng đáng kể tuổi thọ, người ta dự đoán vào năm 2050, sẽ có hơn 80 triệu người ở độ tuổi 65 trở lên, khoảng 20 triệu người có độ tuổi từ 85 tuổi trở lên. Sự gia tăng dân số già ngày càng nhanh này sẽ đối mặt tình trạng lão hóa của hệ thống miễn dịch.

Sự lão hóa hệ thống miễn dịch, gây ra những thay đổi đặc hiệu trong các loại tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch. Đối với các tế bào bón (mast cell), một loại tế bào chính tham gia vào các phản ứng dị ứng thức ăn, lão hóa làm giảm sự mất hạt (degranulation) của tế bào bón và gây rối loạn sự điều hòa chức năng.

Dị ứng thực phẩm là một vấn đề sức khỏe ngày càng tăng trong dân số già. Ước tính có tới 5% - 10% số người cao tuổi bị dị ứng thực phẩm nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một nghiên cứu cho biết, 24,8% bệnh nhân được chăm sóc tại nhà (tuổi trung bình 77) dương tính với các dị nguyên thực phẩm. Ở người cao tuổi, các yếu tố làm dễ gây dị ứng thực phẩm là giảm axit dạ dày, dẫn đến giảm tiêu hóa protein và tăng tiếp xúc cơ thể với các phân tử gây dị ứng và giảm nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh E (IgE).

Dinh dưỡng – thành trì bảo vệ hệ miễn dịch

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch. Ba vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất là vitamin D, kẽm và sắt. Sự suy giảm hoặc thiếu hụt lượng calcitriol (dạng hoạt động của vitamin D) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phản ứng của IgE liên quan thực phẩm. Lượng kẽm nghèo nàn (hấp thụ từ thức ăn) có thể làm thay đổi hiệu quả miễn dịch, làm dễ dàng phát triển dị ứng thực phẩm. Thiếu sắt cũng làm giảm đáp ứng kháng thể và làm tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất có thể cải thiện tình trạng này.

Triệu chứng nghèo nàn

Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng. Một người bị sốc phản vệ do thực phẩm cần cấp cứu ngay và việc chẩn đoán thực phẩm gây ra dị ứng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người cao tuổi ít có khả năng để bộc lộ sốc phản vệ, làm cho phát hiện nguyên nhân khó khăn hơn. Các triệu chứng nhẹ và thường không đặc hiệu và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân: liên quan đến da, mũi, mắt, miệng/môi, tai, đường tiêu hóa hoặc hô hấp và hệ thống tim mạch.

Các triệu chứng đặc hiệu có thể không chính xác do người cao tuổi đang dùng các thuốc uống, mất ngủ, dị ứng môi trường, các vấn đề tiêu hóa, virut, rối loạn tự miễn, hoặc do tác động lão hóa nói chung. Dị ứng thực phẩm không được chẩn đoán (và bệnh celiac) có thể góp phần vào tình trạng mệt mỏi, kém hấp thu, và các viêm nhiễm tiếp tục làm trầm trọng sức khỏe của người cao tuổi.

Chìa khóa để chẩn đoán và quản lý tình trạng dị ứng thực phẩm ở người cao tuổi.

1. Khi bị dị ứng thực phẩm, phương pháp duy nhất là tránh các chất gây dị ứng. Kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn trước khi mua thực phẩm.

2. Thiếu kiến ​​thức hiểu biết và lây nhiễm chéo thực phẩm có thể dẫn đến dị ứng. Người mua hàng phải yêu cầu người cung cấp cho biết thành phần hoặc công thức thực phẩm. Nếu không có thông tin thành phần rõ ràng, không biết xuất xứ thực phẩm, tốt nhất không nên dùng thực phẩm đó…

3. Đối với sốc phản vệ, cần cấp cứu ngay tại cơ sở y tế. Với trường hợp nhẹ, thuốc kháng histamin có thể hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng. Tốt nhất, luôn có sẵn thuốc chống dị ứng đã được bác sĩ kê đơn trong người.

4. Để chọn thực phẩm thích hợp đảm bảo sự an toàn, cần:

• Đọc tất cả các nhãn thực phẩm và kiểm tra lại theo định kỳ, vì chất phụ gia có thể sẽ thay đổi. Nếu không chắc chắn thì không dùng.

• Điều chỉnh công thức nấu ăn. Nhiều trang web sẽ cung cấp thay thế và/hoặc thay đổi công thức nấu ăn thích hợp.

• Kiến thức là điều cần thiết để tránh dị ứng thực phẩm. Khi mua nên yêu cầu người cung cấp trả lời các thông tin liên quan đến thực phẩm.

• Tránh ô nhiễm chéo bằng cách làm sạch các khu vực chuẩn bị thức ăn, đồ dùng, đĩa ăn, chảo và các thiết bị nhà bếp. Xem xét các thiết bị an toàn khi cần thiết (ví dụ máy nướng bánh mì, lò vi sóng…).

• Kiểm tra thực đơn khi đặt mua thực phẩm giao đến nhà. Một số thực đơn có thể chứa các chất gây dị ứng thực phẩm, lây nhiễm chéo.

• Mang theo thức ăn an toàn khi đi chơi, dã ngoại. Nếu để thức ăn chung, tránh nhiễm chéo thức ăn gây dị ứng. Để an toàn hơn, nên ăn một bữa ăn nhẹ hoặc ăn trước khi tham gia cùng mọi người.

Bổ sung các chất thiết yếu

Bổ sung các vi chất thiết yếu, đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin D; vitamin tổng hợp (A, C và E, vitamin B phức hợp, các chất khoáng); coenzyme Q10, chế phẩm sinh học probiotic, dầu cá omega-3 và L-glutamine cũng có lợi. Tuy nhiên cẩn thận khi dùng và phòng quá liều với người cao tuổi.

Có thể sử dụng một số dược thảo được khuyến cáo có các hiệu ứng tăng cường miễn dịch và chống viêm, chẳng hạn như trà xanh, cây kế sữa (milk thistle), bromelain (enzyme chiết xuất từ quả dứa), nghệ, và cây móng mèo (cat`s claw), nhưng cần hết sức thận trọng vì những tác dụng tương tác tiềm tàng.

Người bệnh nên ăn nhiều chất béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích và các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó; dầu hạt cải. Ngoài ra, uống 6 – 8 cốc nước lọc mỗi ngày và tăng lượng probiotic hằng ngày bằng ăn sữa chua, nên chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Tránh chất béo trans trong thực phẩm nướng, thực phẩm chế biến sẵn. Vận động thể chất ít nhất 30 phút các ngày trong tuần; hạn chế rượu hoặc kiêng hoàn toàn. Có thể uống 1 ly nhỏ mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly nhỏ mỗi ngày đối với nam.

Tư vấn cho người cao tuổi theo dõi các chất gây dị ứng thực phẩm không có trong thực phẩm, nhưng có thể có mặt trong các loại kem, mỹ phẩm, thuốc và các sản phẩm làm tóc.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(Theo Todaysgeriatricmedicine)

Phòng rối loạn tuần hoàn não

Máu thực hiện các chức năng rất quan trọng đối với cơ thể như hô hấp (chuyên chở khí oxy và CO2 giữa phế nang và các tế bào), dinh dưỡng (mang dưỡng chất từ ruột non đến tế bào, đặc biệt là tế bào não), đào thải (đưa chất cặn bã đến thận, ruột… để bài tiết), điều hòa hoạt động các cơ quan nhất là cơ quan thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của cơ thể, nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể (chứa các loại bạch cầu, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh). Máu lưu thông tốt là điều kiện cần thiết để các cơ quan được nuôi dưỡng và hoạt động tốt, nhất là não bộ.

Rối loạn tuần hoàn não là gì?

Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù khối lượng chỉ bằng vài phần trăm trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết. Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não nhất thời (thoáng qua) xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu hụt làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NCT, thậm chí gây biến chứng. Tuy vậy, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Phòng rối loạn tuần hoàn nãoThường ngày người bệnh hay bị đau mỏi vai gáy

Đối tượng mắc thiểu máu não là những người từ trung niên trở lên, đặc biệt là ở NCT, nhất là người lao động trí óc. Ngày nay, theo các nhà chuyên môn, tỉ lệ mắc rối loạn tuần hoàn não càng ngày càng trẻ hóa, nhưng NCT vẫn là đối tượng chiếm tỉ lệ cao hơn cả, vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu não rất cao, trong đó, có khoảng 2/3 NCT bị mắc chứng bệnh này.

Nguyên nhân

Mọi nguyên nhân làm cho máu lên não kém đều gây rối loạn tuần hoàn não. Có khoảng 80% số bệnh nhân thiếu máu não là do xơ vữa động mạch. Các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, đái tháo đường, hoặc hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm cho lòng mạch máu bi hẹp nhất là động mạch thân nền cột sống cổ, động mạch não do mỡ máu cao kéo dài hoặc do thoái hoá cột sống cổ không được điều trị hoặc dùng các biện pháp ngăn chặn. Rối loạn tuần hoàn não có thể do bệnh tim (suy tim, hẹp van tim…) hoặc do bệnh huyết áp thấp hoặc trong một số trường hợp huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn não (do rối loạn vận mạch não làm cho máu lên não kém). Rối loạn tuần não não có thể gặp ở người lao động trí óc, căng thẳng, tập trung cao độ (nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh ôn tập trong các kỳ thi…). Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn não có thể là do bẩm sinh, cơ địa hoặc người béo phì. Hầu hết người béo phì có lượng mỡ máu cao. Mỡ máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt huyết, lưu thông máu trong cơ thể (do làm xơ vữa động mạch). Hơn nữa, lượng mỡ dư thừa sẽ làm cản trở hệ tuần hoàn đưa máu lên não gây thiếu máu não. Ngoài ra, cuộc sống công nghiệp gấp gáp, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc làm việc thường xuyên với máy tính khiến con người lười vận động, hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc nhiều là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.

Biểu hiện

Thời gian đầu mới bị bệnh, các triệu chứng của thiếu máu não thường xuất hiện thoáng qua, lâu ngày, người bệnh có những biểu hiện: nhức đầu, cảm giác nặng đầu, đau vai gáy, đặc biệt chóng mặt có cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn thường gặp nhất.

Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi thay đổi tư thế như từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai. Người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, một số người có đau đầu gần như thường xuyên hoặc luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần thay đổi tính tình (trái tính, trái nết), hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là chóng quên (đãng trí). Các biểu hiện trên có thể thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều giờ đến vài ngày, nếu do bệnh của huyết áp (huyết áp thấp hoặc huyết áp cao), xơ vữa động mạch, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày hơn. Thường ngày người bệnh hay bị đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ do khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy, cổ suy giảm bởi hẹp động mạch thân nền, thoái hóa đốt sống cổ.

Phòng rối loạn tuần hoàn não

Bệnh thể hiện đôi khi âm ỉ, nhưng có lúc đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu và sang cả bên đối diện), cơ cổ co, đau, cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau. Các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ có thể gặp ở mọi lứa tuổi còn trẻ hoặc cán bộ văn phòng nhưng tỉ lệ chiếm cao hơn cả là người trung niên và cao tuổi.

Biến chứng

Do máu lên não kém cho nên mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm nhất là chóng quên, hay cáu gắt vô cớ, giảm ham muốn tình dục, luôn luôn có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, tê bì chân tay, chuột rút, trong khi đó bệnh rất dễ tái phát. Rối loạn tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân đột quỵ, nhũn não, nhồi máu não rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên tắc điều trị

Do bệnh xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, để điều trị có hiệu quả, người bệnh cần được khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế đủ điều kiện để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng nhằm để bệnh chóng khỏi, tránh tái phát hoặc nếu tái phát sẽ nhẹ, thoáng qua, đặc biệt tránh biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốcNCT nên khám bệnh định kỳ để được kiểm soát huyết áp, mỡ máu, thoái hóa cột sống cổ... Nên có chế độ ăn, uống hợp lý (không nên ăn mỡ, lòng, da động vật), không nên lạm dụng rượu, bia, nhất là người bị tăng huyết áp, đái tháo đường… Cần vận động cơ thể thường xuyên tùy theo điều kiện và sức khỏe của mình để khí huyết lưu thông như chơi cầu lông, bơi, đi bộ, đi lại trong nhà nếu sức yếu.

TTƯT.TS. BS. BÙI KHẮC HẬU

Mất ngủ khi về già

Các nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.

Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...).

Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người già dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein... làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ. Những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

mat nguTránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi trước khi đi ngủ.

Biểu hiện của mất ngủ

Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng. Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người...

Điều trị mất ngủ như thế nào?

Biện pháp không dùng thuốc

Người cao tuổi nên học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác. Tránh tối đa môi trường phòng ngủ không thoải mái, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá; không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

Cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ ngày quá nhiều; tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi...; mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ. Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.

Biện pháp dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần được ông cha ta sử dụng lâu đời dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả như: tâm sen, vông nem, trà hoa, tam thất...

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh khác; Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân. Những người này được dùng thuốc gây ngủ.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Có chữa khỏi viêm da tiết bã nhờn?

Nguyễn Đức Trọng (@gmail.com)

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da bong vẩy và có sần, cấp tính hoặc mạn tính. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Bệnh có xu hướng thiên về di truyền với sự tác động qua lại của các yếu tố như hormon, dinh dưỡng, viêm nhiễm và sang chấn về tinh thần. Theo nghiên cứu của y học thì nguyên nhân chính nhất gây ra bệnh viêm da tiết bã đó là do vi nấm dưới da kết hợp với bã nhờn thải ra gây bệnh, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do thời tiết, do hệ thần kinh, do bệnh tật, do sử dụng thuốc gây kích thích phản ứng da,... Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, không phân biệt giới tính, độ tuổi, thường bị ở trẻ em là từ 2-10 tháng, còn người lớn từ 20-40 tuổi. Biểu hiện có thể có ngứa hoặc không. Các vùng da đầu, mặt, ngực, lưng, rốn, các nếp của da có thể nhờn hoặc khô với vẩy khô hoặc vẩy vàng nhờn. Bờ mi cũng có thể có tổn thương. Đỏ da, nứt da nhiễm khuẩn có thể gặp. Bệnh có thể tái phát và chuyển sang tình trạng mạn tính, gây cảm giác ngứa ở vùng da bệnh. Về điều trị: Do không xác định được nguyên nhân chính xác nên việc điều trị dứt điểm là vô cùng khó khăn. Tùy vị trí tổn thương có tóc hay không mà dùng các thuốc bôi, thuốc gội... Điều cần biết, viêm da tiết bã nhờn là bệnh tái đi tái lại suốt cuộc đời, mỗi lần bùng phát kéo dài hằng tuần, hằng tháng hoặc hằng năm. Vì vậy, nếu tái phát, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kê đơn điều trị thích hợp.

BS. Vũ Lan Anh

Thiếu vitamin cũng gây đau đầu

Tôi 32 tuổi, bị đau nửa đầu Migraine và bác sĩ cho dùng thuốc điều trị, nhưng chỉ đỡ được một thời gian. Gần đây tôi được chỉ định bổ sung hai loại vitamin D và vitamin nhóm B thì thấy bệnh đỡ hẳn. Xin quý báo giúp tôi hiểu vì sao hai loại vitamin này lại có tác dụng với bệnh đau đầu? Tôi xin cảm ơn!

Hoàng Thị Mùi (Yên Bái)

Đối với người bị đau nửa đầu (Migraine) sẽ có các triệu chứng như: cơn đau dữ dội, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thường xảy ra như một hiện tượng thoáng qua và có sự thay đổi thị giác, nhìn hình ảnh loạng choạng, cảm giác nhìn bị lóa lên, có đốm hoặc vệt lập lòe, đặc biệt khu trú một bên đầu. Hiện tượng này có thể kèm theo nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi... Mặc dù lý do chính gây nên đau nửa đầu chưa được xác định và mỗi người một khác, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số người đau nửa đầu có nguyên nhân thông thường là do thiếu hụt dưỡng chất, trong đó có sự thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng chưa giải thích được một cách rõ ràng rằng vì sao thiếu hai loại vitamin này lại gây ra những cơn đau nửa đầu, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy khi được bổ sung hai loại vitamin này thì các triệu chứng đau của bệnh nhân đã giảm một cách rõ rệt.

Thiếu vitamin cũng gây đau đầu

Đối với vitamin nhóm B như: thiếu vitamin B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon. Thiếu vitamin B2 làm vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gãy, móng tay chân giòn. Thiếu vitamin B3 sẽ giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng, nhức đầu, sưng và chảy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu vitamin B6 dẫn đến giảm sinh lực, ăn mất ngon, giảm cân, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vảy. Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính. Thiếu vitamin B12 thì cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu.

Sự thiếu hụt các vitamin nhóm B đều có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong đó, các nhà khoa học thấy rằng, khi cơ thể thiếu vitamin B9, vitamin B6, vitamin B12, sẽ góp phần gia tăng Migraine và khi được bổ sung đầy đủ thì bệnh thuyên giảm.

Đối với vitamin D: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Headache, ở những người bị đau đầu có nồng độ vitamin D trong máu rất thấp. Những người này không cải thiện được tình trạng đau đầu sau khi sử dụng các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, khi được bổ sung vitamin D hàng ngày, họ giảm hẳn đau đầu, đau nửa đầu chỉ sau một vài tuần. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra kết luận rằng càng sống xa đường xích đạo, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng giảm nên nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cũng tăng lên và tỷ lệ đau đầu, đau nửa đầu và căng nhức đầu của người dân ở những vùng này cũng tăng.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng, thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D góp phần đưa đến bộc phát chứng đau nửa đầu. Để việc bổ sung các vitamin này được hiệu quả, chúng ta cần một giải pháp toàn diện, cần sự tầm soát và tư vấn của các nhà chuyên môn, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây hại.

DS. Bùi Ngọc Lan Hương

Loại thuốc mới điều trị tiệt căn sốt rét

Một loại thuốc là tafenoquine đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công và sẽ ứng dụng rộng rãi thay thế khi có kháng thuốc.

Theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế, để điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax ở bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên được chỉ định dùng thuốc chloroquine uống trong 3 ngày để cắt cơn sốt và ký sinh trùng kết hợp với thuốc primaquine 0,25mg base/kg cân nặng mỗi ngày, uống trong 14 ngày để chống tái phát xa và tiệt căn ký sinh trùng ký sinh với thể ngủ ở trong gan; lưu ý viên thuốc primaquine phosphate hàm lượng 13,2mg có chứa 7,5ng primaquine base.

Tafenoquine có tác dụng điều trị sốt rét kéo dài chỉ với 1 liều duy nhất.

Tafenoquine có tác dụng điều trị sốt rét kéo dài chỉ với 1 liều duy nhất.

Tafenoquine cũng là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc sốt rét 8-aminoquinoline như primaquine nên có tiềm năng điều trị diệt thể ngủ của ký sinh trùng ký sinh tại gan để chống tái phát xa do Plasmodium vivax gây nên; đồng thời chúng cũng có khả năng tiệt căn cả Plasmodium ovale vì cả hai loại ký sinh trùng sốt rét này đều có thể ngủ ký sinh ở gan gây ra tái phát xa trong máu. Hiện nay tafenoquine được xem là loại thuốc được chỉ định điều trị duy nhất để thay thế cho thuốc primaquine phải sử dụng liệu trình 14 ngày nhưng chúng vẫn đang hoàn tất các giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm một cách chặt chẽ trước khi đưa ra sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của thuốc tafenoquine là có thời gian bán phân hủy dài khoảng 2 đến 3 tuần nên nếu điều trị với liều duy nhất thì có thể bảo đảm nồng độ thuốc theo liều lượng dược lý để có khả năng diệt sạch thể ngủ của ký sinh trùng ký sinh ở trong gan. Nhược điểm của thuốc tafenoquine cũng tương tự như primaquine là cũng có thể gây ra tình trạng tán huyết trên những bệnh nhân bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase); đồng thời do thời gian bán phân hủy kéo dài của thuốc nên trong quá trình điều trị phải có sự theo dõi, chăm sóc đặc biệt để bảo đảm an toàn; những bệnh nhân thiếu men G6PD trầm trọng không nên sử dụng thuốc.

Hiện nay chloroquine và primaquine là thuốc dùng để điều trị thể vô tính hồng cầu và diệt tận gốc thể ngủ trong gan của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax nên chúng có khả năng ngăn ngừa sự tái phát xa, đồng thời primaquine cũng có thể làm tăng hoạt tính của chloroquine chống lại sự kháng thuốc của ký sinh trùng này ở giai đoạn trong hồng cầu. Hiện tượng kháng thuốc primaquine đã được các nhà khoa học đề cập nhưng vẫn có những vấn đề cần cân nhắc như điều trị không có giám sát, khả năng dung nạp của ký sinh trùng, khả năng tái nhiễm... Trên thực tế sự tái phát có thể xảy ra sớm trong vòng 16 ngày hoặc muộn hơn đến 3 năm kể từ khi người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng đầu tiên, ngay cả khi điều trị đủ liều; vì vậy muốn xác định ký sinh trùng kháng thuốc Primaquine thì xét nghiệm lam máu phải cho kết quả dương tính sau khi đã điều trị đủ liều chuẩn và điều trị đủ 14 ngày. Tuy nhiên trong thực tiễn đã gặp phải các trường hợp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc điều trị khi hết sốt; nhất là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa là người đồng bào dân tộc thiểu số có sự tuân thủ không đầy đủ nên làm khó khăn cho việc đánh giá.

Trong thời gian qua, việc điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax thường sử dụng thuốc chloroquine để diệt thể vô tính trong máu và thuốc primaquine để diệt thể ngủ trong gan của ký sinh trùng. Tuy vậy primaquine đòi hỏi phải thực hiện liệu trình điều trị 14 ngày nhưng trên thực tế người bệnh chỉ uống một vài ngày rồi bỏ trị khi hết sốt nên không hoàn tất liệu trình đầy đủ. Tafenoquine là thuốc có tác dụng kéo dài và cùng nhóm thuốc 8-aminoquinoline với primaquine đã biết từ lâu nhưng gần đây được xem xét trở lại vì chúng có khả năng điều trị thể ngủ của ký sinh trùng ở trong gan chỉ với một liều duy nhất. Một số nhà khoa học nghiên cứu ghi nhận với liều duy nhất 300mg, tafenoquine có thể làm giảm nguy cơ tái phát ký sinh trùng trong vòng 6 tháng sau điều trị. Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh để có thể ứng dụng một cách rộng rãi trong điều trị tiệt căn bệnh sốt rét do nhiễm plasmodium vivax, thay thế khi ký sinh trùng đã kháng thuốc primaquine; hơn nữa liệu trình điều trị primaquine 14 ngày quá dài khó thực hiện sẽ được thay thế bằng liệu trình tafenoline liều duy nhất rất thuận tiện cho người bệnh.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Chia sẻ mùi vị và hương thơm qua smartphone

Tuy nhiên, công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn khắc phục được điểm yếu này. Không những vậy, bạn có thể chia sẻ mùi vị và hương thơm của hoa cỏ hay món ăn với người thân qua điện thoại thông minh (smartphone).

Phát tán mùi hương yêu thích qua smartphone

Một bằng sáng chế của Israel mới đăng ký gần đây miêu tả một công nghệ phát tán mùi hương yêu thích bằng smartphone và sẽ bán ra tại Bắc Mỹ và Viễn Đông.Yoav Ben David - cựu sỹ quan cấp cao trong quân đội Israel, và Moshe Zach - kỹ sư điện tử, đã phát triển được một phương thức cho phép phát tán một mùi hương tùy chọn tự động khi người dùng bước vào nhà, xe hoặc văn phòng của mình.

Smartphone của người dùng sẽ phát hiện họ đang đi vào và ngay lập tức kích hoạt cơ chế phát tán mùi hương. Tương tự, nó sẽ ngừng quá trình này khi xác định được người dùng đang rời khỏi căn phòng hoặc phương tiện. Hiện tại, người dùng có thể lựa chọn nhiều mùi hương và mùi vị, trong đó nổi bật là chanh, oải hương, hoa hồng và cỏ thơm Ấn Độ (patchouli). Mùi hương được tạo ra từ một loại chất lỏng tự nhiên gốc nước, do đó không gây dị ứng hay các vấn đề liên quan sức khỏe. Bằng sáng chế này còn cho phép phát tán mùi hương kết hợp với hệ thống điều hòa nhiệt độ trong các sảnh tiệc, nhà hát, khách sạn, bệnh viện, và trên tàu hỏa. Được biết, một công ty marketing của Mỹ đã ký thỏa thuận trị giá 2,5 triệu USD để phân phối sản phẩm này, trước tiên là ở Canada, Mỹ và Viễn Đông.

"Tin nhắn khứu giác"

Hãy thử tưởng tượng bạn có thể vừa chia sẻ bức ảnh về món ăn của mình, lại vừa giúp người mà bạn chia sẻ cảm nhận được mùi vị của món ăn đó ra sao. Mới đây, một nhóm sinh viên tại trường đại học Harvard, Mỹ, đang phát triển một phụ kiện có tên gọi Ophone nhằm giúp người dùng chia sẻ... mùi vị qua chiếc smartphone của mình. Nếu thành công, Ophone hứa hẹn sẽ đem lại cho chúng ta những trải nghiệm độc đáo chưa từng có. Theo trang ITProPortal, các sinh viên của trường Harvard đang hợp tác với nhóm chuyên gia tại phòng thí nghiệm Le Laboratoire ở Paris (Pháp) để phát triển phụ kiện này. Việc gửi "tin nhắn khứu giác" hứa hẹn cũng sẽ rất dễ dàng giống như chúng ta nhắn tin văn bản hay giọng nói thông thường vậy.

Ophone có thể phát ra nhiều loại mùi khác nhau dựa vào câu lệnh mà nó nhận được từ ứng dụng trên smartphone của người dùng. David Edwards - nhà sáng lập viện nghiên cứu Le Laboratoire tự hào nói rằng phụ kiện mà họ đang phát triển sẽ "không chỉ tái tạo lại phương pháp giao tiếp hiện tại, mà còn tạo ra một ngôn ngữ mới". "Chúng tôi muốn tìm ra phương pháp để khuếch tán mùi vị chính xác và khớp các mùi đó với hình ảnh. Đó sẽ là 2 ý tưởng chủ đạo trong việc phát triển Ophone" - Edwards cho biết. Nhờ đó, Ophone không chỉ giúp chúng ta nhận được chính xác mùi vị từ người gửi, mà còn có thể khớp nối với hình ảnh trên màn hình thiết bị Android của mình.

Google ra mắt dịch vụ cung cấp mùi hương

Dịch vụ giúp người dùng tận hưởng mùi vị ngay trên màn hình máy tính, điện thoại. Google đã cho ra đời tính năng Google Nose để giúp bạn thoải mái ngửi mùi ngay trên màn hình máy tính hoặc điện thoại. Dịch vụ Google Nose đang ở giai đoạn beta này sẽ cho phép người dùng có thêm một cảm giác mới trong cuộc sống tin học hóa hàng ngày, bên cạnh các thao tác nhập liệu, trò chuyện video trực tuyến hay thao tác chạm của màn hình cảm ứng.

Google còn cho biết các mùi hương được sắp xếp rất khoa học với thư viện 15 triệu scentibytes mùi hương. Bên cạnh đó, người dùng sẽ có trải nghiệm mùi hương an toàn bởi chỉ khi nào người dùng đồng ý mùi hương mới được tải xuống. Google cho biết dữ liệu mùi hương của hãng được thu thập từ nhiều xe Street Sense tự lái, công nghệ thu thập mùi hương trên các thiết bị Android cùng màn hình SMELLCD có khả năng tương thích và kiểm soát mùi cực tốt.

Nguyễn Hưng-L.T

(Theo Xinhua, DK)

Từ thông tin diễn viên Mai Phương bị K phổi, hãy tìm hiểu về ung thư qua góc nhìn bác sĩ chuyên khoa

Kỳ 1: Ung thư dưới góc nhìn của một bác sĩ chuyên khoa

Bài viết này tôi soạn ra để giúp cộng đồng ngoài ngành Y hiểu rõ hơn cách mà một bác sĩ tiếp cận một ca Bệnh ung thư, vì khi tham gia một số nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư, tôi thấy “việc bác sĩ suy nghĩ thế nào” vẫn còn là một HỘP ĐEN khó hiểu đối với nhiều người. Khi đã hiểu hơn cách suy nghĩ của bác sĩ thì tôi nghĩ mọi người sẽ thông cảm hơn, hợp tác tốt hơn với bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, giờ đây người ta đã biết rằng ung thư xảy ra do các đột biến gene xuất hiện trong suốt thời gian mà tế bào và cơ thể tương tác với các yếu tố gây ung thư ở môi trường bên ngoài.

Các đột biến gene có thể được chia làm nhiều loại, liên quan tới quá trình kiểm soát sự sinh sản và phát triển, di chuyển và xâm lấn của tế bào, cũng như các cơ chế mà cơ thể dùng để loại bỏ các tế bào hư hỏng.

Khi các tế bào phân chia không kiểm soát, phát triển vô tổ chức trong cơ thể, nó có xu hướng tích tụ nhiều sai sót/đột biến gene hơn. Đầu tiên khối u có thể chỉ ở 1 nơi, nhưng sau đó nó xâm lấn và di chuyển tới các bộ phận khác và làm ảnh hưởng tới hoạt động sống của cơ quan/nội tạng đó và gây ra các triệu chứng trên người bệnh.

Điều lưu ý ở đây là khi nói về căn bệnh ung thư, chúng ta chỉ nói thuần túy về khía cạnh sinh học, bệnh học. Nó khác với “Người bệnh ung thư”, là người mắc căn bệnh đó kèm theo những cảm nhận, cảm xúc của một con người.

Một ví dụ điển hình là nhiều bệnh nhân chỉ mới nghe có cục u, khả năng chỉ là u lành tính thôi nhưng mà đã có thể té xỉu rồi. Đó là vì cái nỗi sợ căn bệnh nó còn lớn gấp nhiều lần căn bệnh thực sự.

Về CĂN BỆNH ung thư, Khoa học đã tiến bộ đáng kể trong việc phát triển những phương pháp để đối phó với nó; điển hình là đang có rất nhiều vũ khí để tiêu diệt và kiềm chế khối u, như phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, hóa trị tại chỗ, hóa trị toàn thân, thuốc nhắm đích và gần đây nhất là các phương pháp miễn dịch.

Chúng còn có thể được dùng phối hợp với nhau để cho kết quả tốt hơn. Mặc dù đây là mảng được chú ý nhất từ trước đến giờ, chúng ta không nên quên là có nhiều mảng khác cũng quan trọng không kém như điều trị triệu chứng để bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, hỗ trợ về dinh dưỡng, vận động, tinh thần để nâng cao tổng trạng giúp bệnh nhân theo chương trình điều trị, để “ra chiến trận cầm súng được chắc hơn”.

Tôi có một lần theo đoàn bắn súng thử ở Củ Chi. Tôi thấy nhiều người súng bắn “pàng” thì đạn bay tuốt đi đâu không thấy, nhưng có người đã nằm lăn quay ra đất vì nghe súng giật rồi. Theo đó, chế ngự khối u chỉ là một phần của cuộc chiến với ung thư thôi, chưa kể còn những việc liên quan khác như phòng ngừa, và xử lý các tình huống cấp cứu.

Còn đối với bệnh nhân ung thư, thật sự mà nói họ chịu rất nhiều đau khổ, từ nỗi khổ thực thể (như đau đớn, buồn nôn…) cho tới nỗi khổ tâm lý, tinh thần; ngoài ra còn rất nhiều băn khoăn lo lắng liên quan tới cuộc sống và tương lai bấp bênh.

Như vậy, điều trị tiêu diệt khối u chỉ là một phần của bức tranh tổng thể này, và công việc cũng như thách thức của người bác sĩ lâm sàng và nhóm chăm sóc ở đây là phải làm sao quan tâm hỗ trợ người bệnh một cách toàn diện nhất.

Tôi cũng xin nói thêm thực trạng là đa số nghiên cứu về ung thư chỉ đang tập trung vào việc phát triển vũ khí chế ngự, mà mãi những năm gần đây người ta mới chú ý nhiều hơn tới các vấn đề có tính nhân văn cho bệnh nhân, như làm sao giúp người bệnh tiếp tục đi làm, hòa nhập xã hội, làm sao để người bệnh sống thời gian cuối đời thanh thản ở nhà…

Ngay cả trong Trường Y, hầu hết thời gian là để học (mà học còn chưa hết!) các nội dung về điều trị CĂN BỆNH, vì các yếu tố xã hội xung quanh thường quá phức tạp, không có công thức nào chung để chỉ dạy đại trà. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có quá ít (hầu như không có) network/hệ thống hỗ trợ các vấn đề xã hội cho bệnh nhân ung thư. Người bác sĩ vì thế cũng ngại tiếp cận các vấn đề đó hơn, giả dụ như khi nghe bệnh nhân than mắc nợ nhiều quá, hoặc sắp bị mất việc,…họ không biết phải đối đáp hay giúp đỡ như thế nào.

Nhưng dù gì thì bác sĩ cũng cố gắng điều trị cho người bệnh với những gì mà bác sĩ biết và bác sĩ có. Tôi hay thấy có người lên mạng hỏi “Ông em bị ung thư tụy, có NÊN mổ hay không, có NÊN hóa trị không? Có nên sang Singapore không? Và nhiều người nhảy vào tư vấn nhiệt tình, nói như đúng rồi.

Thật ra, họ không hiểu dùng các vũ khí đó, nên hay không, là một chuyện phức tạp, tùy tình huống mà NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG CỐT LÕI NHẤT là phải “Cân nhắc xem nó có lợi trên tổng thể cho người bệnh hay không. “Tiêu diệt ức chế khối u chỉ là 1 phần trong tổng thể quá trình điều trị và chăm sóc, nó có thể gây hại cho người bệnh trong một số tình huống”. Nó cũng như ví dụ bắn súng thử ở Địa đạo Củ Chi, nếu người ốm yếu mà vẫn ra trận vác thêm cây súng đó nữa thì nghe tiếng súng nổ có khi nằm ngất luôn rồi.

Câu hỏi tiếp theo là “LỢI ÍCH TỔNG THỂ LÀ DO AI QUYẾT ĐỊNH?". Thật ra, đây là câu hỏi khá khó, vì có nhiều trường hợp bệnh nhân không quyết định được, hoặc ý kiến của người thân quá mạnh. Người bác sĩ phải đắn đo nhiều để TƯ VẤN NHỮNG ĐIỀU CÓ LỢI NHẤT TRÊN TỔNG THỂ cho người bệnh.

Như một ví dụ dưới đây là bệnh nhân Nam, 57 tuổi bị ung thư trực tràng, di căn gan (giai đoạn 4) đang tìm kiếm cách chữa bằng hóa trị. Bệnh nhân này có đặc điểm là thích chơi đàn guitar. Giả dụ chúng ta có các số liệu khoa học như đây qua các nghiên cứu lâm sàng, theo đó phương pháp B có kết quả tốt hơn A trong việc kiểm soát căn bệnh, và B vì thế thường là lựa chọn đầu tay, vì bác sĩ nào cũng muốn ưu tiên cái mang lại cơ may cao nhất về thời gian sống. Tuy nhiên, phương pháp B lại CÓ THỂ gây ra tê tay nhiều hơn. Vì bệnh nhân này có động lực sống là chơi nhạc, và muốn tiếp tục cho tới cuối cùng, nên chúng tôi đã thống nhất theo phương pháp A.

Ví dụ này cho thấy ba vấn đề:

Lợi ích tổng thể còn tùy thuộc nhiều thứ, tốt nhất là do bệnh nhân chọn vì họ mới là người thực sự chịu khổ.Bác sĩ có thể không dự đoán điều gì sẽ xảy ra, nhưng không có nghĩa là 50:50 phó thác cho may rủi và chọn gì cũng được. Bác sĩ sẽ chọn phương án mà theo logic, theo xác suất nó DỄ mang lại điều tốt cho bệnh nhân hơn.Trong các nghiên cứu người ta thường ưu tiên công nhận các số liệu về thời gian sống, bệnh ổn định,…Còn các số liệu về tác dụng phụ là đưa thêm để các bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc trong thực hành. Nhưng thật ra còn rất nhiều chi tiết không nghiên cứu cùng một lúc được, như chất lượng cuộc sống (QOL), tỉ lệ bệnh nhân phải bán nhà mất việc trên thực tế…Ví dụ, bán nhà sang qua Singapore hay lên thành phố chữa, kết quả tốt thì chưa chắc nhưng người thân sẽ ra sao sau đó?

Như vậy, người bác sĩ sẽ cần nhiều thông tin để nắm rõ căn bệnh, hiểu rõ người bệnh, cân nhắc nhiều điều kiện khác để giúp hướng người bệnh nhân và người nhà tới mục tiêu chung khả thi nhất. Đó chính là lý do mà tôi luôn cảnh báo những người nhà lên mạng hỏi thông tin điều trị với rất ít chi tiết về tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra tôi cũng nghi ngờ những người tích cực vào nhóm hỗ trợ bệnh nhân để quảng cáo thuốc TPCN hay các phương pháp chữa ung thư khi chưa biết gì về người bệnh.

* Tiêu đề do toà soạn đặt

Kỳ 2: Bác sĩ tiếp cận như thế nào khi tiếp nhận bệnh nhân ung thư?

TS.BS Phạm Nguyên Quý là bác sĩ Nội Tổng Quát bệnh viện trung tâm Kyoto Miniren Nhật Bản; Bác sĩ nội trú Ung thư nội khoa, Bệnh viện đại học Kyoto Nhật Bản. Bác sĩ là một trong những người khởi xướng dự án Y học cùng cộng đồng để biên soạn và phổ biến rất nhiều bài viết về bệnh tật, cách bảo vệ sức khỏe với thông tin xác thực, theo hệ thống, tham khảo các website dành cho bệnh nhân uy tín ở nước ngoài.

TS.BS Phạm Nguyên Quý

(Bác sĩ nội trú Ung thư, BV Đại học Kyoto Nhật Bản)

Cách giúp bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.

Xạ trị - cách điều trị bệnh ung thư hiệu quả

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó xạ trị ung thư có thể dùng như một biện pháp đơn lẻ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh hay thể trạng của mỗi bệnh nhân, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng ra sao cần phải có một bác sĩ chuyên ngành ung thư khám, chẩn đoán và điều trị. Gần đây, xu hướng cá thể hóa trong điều trị ung thư đang là cách tiếp cận mới, bởi không có một phương pháp nào điều trị cho tất cả các loại ung thư, các giai đoạn ung thư khác nhau.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã có những máy xạ trị rất hiện đại, mang lại rất nhiều hiệu quả trong điều trị ung thư. Có 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng xạ trị - như vậy để thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị ung thư, GS Đức cho hay.

Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư

GS Đức phân tích, bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ - có thể là tia gamma, tia proton, .. khi chiếu vào cơ thể các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm xa, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết…. Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miêng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả

Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị sẽ giảm dần và hết, như sau 3-6 tháng sau xạ trị sẽ hết sạm da, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết. Nhưng GS Đức cho rằng, có xạ trị để biến chứng lâu dài nhất là khi xạ trị vào vùng họng, gây xơ làm há miệng khó và cần tập há miệng hoặc tác dụng phụ làm teo niêm mạc miệng, sau xạ trị người bệnh sẽ khó ăn, khó nuốt. Còn ngày nay với máy móc hiện đại thì các thầy thuốc đã làm giảm rất nhiều các tác dụng phụ. Trong quá trình xạ trị có thể sẽ dùng các mỡ để hạn chế tác dụng phụ còn với hiện nay các tia xạ được đưa sâu vào khối u.

Từ những phân tích trên, GS Đức khuyên, để giảm tác dụng phụ không mong muốn xạ trị, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ phải giúp người bệnh, hướng dẫn cho người bệnh trong quá trình xạ trị phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì các đồ dùng bằng kim loại sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ. Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng đúng trúng đích các tế bào ung thư , đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liệu xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành. Về phía người bệnh cần tin tưởng bác sĩ điều trị, ăn uống đủ chất để có sức khỏe trong quá trình điều trị, tuyêt đối không được kiêng kỵ, tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ương

GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ươngkhuyên, khi chuẩn bị xạ trị bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và bồi dưỡng cho cơ thể, cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giầu vitamin. Trước khi xạ trị, bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống sữa, trái cây, sau đó cũng cần ăn nhẹ , thức ăn mềm, lỏng. Người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư cần lưu ý, sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn tăng các chất đạm, rau xanh, trái cây và chất béo. Thời gian này, người bệnh sẽ mệt, khó ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư vẫn ăn được tất cả mọi thực phẩm với tỉ lệ ung thư cân đối. Khi có sức khỏe tốt thì nếu xạ trị hoặc phẫu thì sẽ có kết quả tốt hơn.

GS Hương cho rằng, có một số quan niệm của người dân về việc người bệnh ung thư nói chung và người xạ trị nói riêng không nên ăn quá nhiều chất bổ, thậm chí kiêng ăn thịt, vì họ cho rằng ăn như vậy làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn, dẫn đến chết nhanh hơn. Quan niệm ăn kiêng, hoặc ăn gạo lức muối vừng điều trị ung thư sẽ làm các tế bào ung thư bị bỏ đói là hoàn toàn sai lầm. GS Hương cho rằng, nếu bỏ đói bản thân, thì các tế bào lành bị bỏ đói và chết trước khi các tế bào ung thư bị diệt.

Nano Fucomin là sản phẩm dành riêng cho người bệnh ung thư, được nghiên cứu và sản xuất bởi các bác sĩ hàng đầu của Học Viện Quân Y.Với thành phần là các thảo dược thiên nhiên như: Fucoidan, nano curcumin, tam thất, xạ đen, phylamin… trong đó Fucoidan là hoạt chất có khả năng kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis và ức chế sự hình thành mạch máu mới, cắt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư.

Sản phẩm thích hợp với người bị u bướu đang và sau quá trình hóa, xạ trị, người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, người muốn phòng ngừa ung thư.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN: 024.7300.1979

GPQC: 01857/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hải Yến

Đối phó với chứng viêm họng, viêm thanh quản ngày hè

Những biểu hiện khi thanh quản và họng bị viêm

Có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ; Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào); Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt.

Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (viêm họng do virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (viêm họng do vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm.

Viêm thanh quản cấp qua nội soi.

Viêm thanh quản cấp qua nội soi.

Nguồn cơn gây bệnh

Sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản: Mùa nóng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể làm xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi, trong thành phần mồ hôi bên cạnh nước, còn có muối và các khoáng chất, vì vậy niêm mạc đường hô hấp trở nên khô, người ta cảm thấy khát và rất muốn uống nước, đặc biệt là nước có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm. Sự thay đổi diễn ra đột ngột nên niêm mạc họng thường chưa đủ thời gian để làm ấm như chức năng vốn có, đồng thời làm thay đổi môi trường sống của một số loại vi khuẩn cơ hội trong họng và thanh quản, nhanh chóng gây bệnh.

Do nhiễm các virut hoặc vi khuẩn: Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở nên rất dễ nhiễm khuẩn. Các dịch của viêm đường hô hấp cấp rất dễ gây thành dịch trong mua hè nhất là các virut cúm A và B, trong đó virut chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh.

Viêm họng do vi khuẩn: Thường gặp là  phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer...

Viêm họng thanh quản do nấm cũng hay gặp trong mùa hè lý do được thấy là thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Hay gặp do tần xuất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi khàn tiếng. Có nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói...). Thức ăn mùa hè như các loại kem, các loại nước giải khát... Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quink thanh quản).

Ngoài ra một số yếu tố thuận lợi gây viêm họng có thể là do tiếp xúc với các yếu tố vật lý hóa học độc hại, làm việc trong môi trường bụi bẩn... Mùa hè lại là mùa bầu không khí khô nóng nên dễ phát tán bụi bẩn ra không khí ở khu vực rộng. Hoặc do một số thói quen chưa hợp lý trong sinh hoạt như việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá thấp so với niêm mạc họng (28-30 độ) lại có tình trạng sử dụng giọng (chẳng hạn như hát karaoke) vượt quá mức cho phép của thanh quản dẫn tới đau họng, mất tiếng...

Những việc cần làm

Sử dụng kháng sinh, kháng viêm đường uống, hạ sốt, giảm đau; giảm phù nề, chống dị ứng... có sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa. Khí dung họng - thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó người bệnh cần giữ ấm, chườm nóng vùng cổ là rất cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong... để hỗ trợ điều trị. Hạn chế nói trong 3-5 ngày; Súc họng bằng nước có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý...

Sử dụng điều hòa đúng cách, giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ.

Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc hóa chất.

Một đặc điểm cần lưu ý ở viêm thanh quản cấp là nếu viêm thanh quản xảy ra ở trẻ dưới một tuổi rất cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng mở khí quản.

TS. BS. Phạm Bích Đào

Thuốc nào trị giun kim?

Có lần em lấy đèn pin soi thì thấy có giun kim bò ra. Xin bác sĩ cho biết cần dùng thuốc gì để diệt loại giun này?

Trần Hoàng Lan (Ninh Bình)

Theo như bạn mô tả trong thư thì rất có thể cháu đã bị nhiễm giun kim vì khi nhiễm loại giun này, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không tiêu, đôi lúc có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, khó ngủ, dễ khóc đêm, bứt rứt, khó chịu. Có thể thấy giun ở hậu môn là giun cái bò ra để đẻ trứng.

Nhiễm giun kim rất thường gặp ở trẻ em do ăn thức ăn chưa nấu chín, thường xuyên nghịch đất cát, không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn... Hiện nay, việc điều trị giun kim ở trẻ em có thể sử dụng một số loại thuốc như albendazol, mebendazol, và pyrantel pamoat.

Albendazol là thuốc trị giun sán phổ rộng, có thể đạt tỷ lệ khỏi 100% khi dùng liều duy nhất 400mg cho người lớn và trẻ trên hai tuổi. Phản ứng không mong muốn sau dùng thuốc có thể gặp là đau bụng và tiêu chảy nhưng hiếm khi xảy ra.

Mebendazol liều duy nhất 100mg cũng có hiệu quả cao, tuy nhiên cần nhai thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Pyrantel pamoat có hiệu quả cao, với tỷ lệ chữa khỏi trên 95% và có thể gặp tác dụng phụ nhưng ít bao gồm nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ.

Để đảm bảo việc dùng thuốc an toàn và chữa bệnh hiệu quả, bạn nên đưa con đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng để được xác định chính xác bệnh vì nhiều khi biểu hiện ngứa do giun kim cần được phân biệt với các loại ngứa tương tự do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, giun lươn và các bệnh khác. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc có cần phải nhắc lại hay không cũng cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về thời gian và liều lượng để diệt tận gốc loại giun này và tránh tái nhiễm.

BS. Nguyễn Văn Đức

Đừng bỏ lỡ những vitamin thiết yếu cải thiện tâm trạng

Omega 3

Nghiên cứu mới đây của Mỹ ủng hộ lý thuyết rằng axit béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ, đặc biệt là khi cải thiện các triệu chứng trầm cảm, chức năng nhận thức và tâm trạng chung. Nghiên cứu năm 2006 đăng tải trên tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ báo cáo rằng sự thiếu hụt axit béo omega-3 đã được xác định là một yếu tố góp phần gây rối loạn tâm trạng. Trên thực tế, những người bổ sung nhiều axit béo omega-3 từ chế độ ăn uống ít có khả năng bị trầm cảm ở mức vừa phải hoặc nhẹ. Một trong những cách chính để nhận được nhiều omega-3 trong chế độ ăn uống là ăn cá thu, cá hồi và cá trích, cũng như các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó. Nếu món cá không phải thức ăn ưa thích, bạn có thể bổ sung bằng dầu cá có thành phần chính là DHA và EPA. Nếu bạn mắc bệnh lý tự miễn dịch hay rối loạn tâm trạng hoặc vấn đề về tim mạch thì lượng omega 3 cần cao hơn nhiều nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Vitamin B6

Vitamin B6 đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các chức năng của cơ thể, cả về thể chất và tâm lý, đặc biệt đối với hoạt động thần kinh. Đó là một trong những lý do loại vitamin này thường được dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm. Trong đó, vitamin B6 có liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất của estrogen, do đó sự thiếu hụt có thể liên quan chặt chẽ với hội chứng tiền kinh nguyệt với sự mất cân bằng hormone gây thay đổi tâm trạng, ngực mềm, thèm ăn, mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai làm cạn kiệt các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, vì vậy việc bổ sung rất được khuyến khích cho những trường hợp này để cải thiện tâm trạng.

Axit folic

Axit folic có tác dụng giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới. Đây là một trong những lý do khiến phụ nữ mang thai cần bổ sung loại vitamin này bởi trên thực tế, phụ nữ mang thai bị thiếu vitamin B9 có nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như dị tật bẩm sinh và nứt đốt sống. Ngoài ra, sự thiếu hụt có thể gây ra trầm cảm. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Mỹ cho biết, axit folic có thể giúp tổng hợp serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến điều hòa tâm trạng và có nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện ra rằng nhiều người bị trầm cảm có liên quan đến cơ thể thiếu axit folic, cũng như vitamin B9. Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, những trường hợp thiếu axit folic có thể bổ sung tới 400 mcg mỗi ngày.

Magiê

Magiê giúp thư giãn, căng cơ, chữa táo bón và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các kích thích tố não. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trong Các giả thuyết Y khoa (Medical Hypotheses) cho thấy rằng thiếu magiê có liên quan đến chứng trầm cảm, rối loạn hành vi và kích thích, và tất cả những vấn đề này đều có thể đảo ngược với sự đáp ứng của magiê. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition Review, gần một nửa (48%) người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ ít hơn lượng magiê cần thiết. Do vậy, để cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể thực sự thoải mái, bạn cần sử dụng các loại thực phẩm giàu magiê như ngũ cốc nguyên hạt, đậu khô, quả hạch và rau lá xanh đậm hoặc có thể uống bổ sung từ 320 đến 450 mg magie mỗi ngày, đặc biệt là vào ban đêm để giúp chứng mất ngủ.

Sắt

Một số dấu hiệu lớn nhất của thiếu sắt là năng lượng thấp, mệt mỏi mãn tính và thay đổi tâm trạng. Nếu những triệu chứng phổ biến này nghe có vẻ quen thuộc với bạn, bạn có thể là một trong số gần 10% phụ nữ hoặc 2% nam giới bị thiếu hụt. Theo khuyến cáo của RDA ( ) cần 18 mg sắt hằng ngày cho phụ nữ trong năm sinh đẻ và 25 mg cho phụ nữ mang thai. Có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm như gan, protein động vật, rau bina, đậu lăng, một số thực phẩm đậu nành, và thực phẩm tăng cường, như ngũ cốc và sữa hoặc bổ sung bằng thuốc.

L-theanine

Axit amin siêu sao này được tìm thấy trong trà xanh đã được biết là làm tăng nồng độ serotonin và tăng cường sóng alpha trong não. Một nghiên cứu năm 2013 công bố trên Tạp chí Dược phẩm Pakistan đã báo cáo rằng lượng trà xanh dẫn đến sự gia tăng dopamine và serotonin. Nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng có ích của việc uống trà xanh có thể là do sự thay đổi serotonin và/hoặc dopamine. Cách dễ nhất để bổ sung L- theanine là nên uống trà xanh dạng matcha mỗi ngày để cải thiện sự chú ý và tập trung.

Ngoài các vitamin và axit amin trên, vitamin D, vitamin B3, chromium, vitamin B12, vitamin C cũng đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tâm trạng khi chúng giúp cải thiện nhận thức, tham gia vào việc sản xuất serotonin, ổn định lượng đường trong máu.

Lê Thu Lương

(Theo Reader’s Digest)

Dụng cụ y tế cá nhân: Những sai lầm khi sử dụng!

Nếu máy đo đường huyết được xem là thần hộ mệnh của bệnh nhân đái tháo đường thì với những người bị bệnh cao huyết áp, huyết áp kế đã trở thành vật bất ly thân. Tương tự, máy xông mũi họng lại rất tiện lợi và hiệu quả khi dùng điều trị bệnh hô hấp… các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân là những cuộc cách mạng trong theo dõi tình trạng bệnh lý và hỗ trợ điều trị. Tiếc thay, do những sai lầm khi sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng: Lợi bất cập hại!

Ngộ nhận từ máy đo đường huyết Với suy nghĩ: “Kết quả từ máy đo đường huyết cá nhân là chính xác nhất và như thế không cần phải tiến hành các xét nghiệm sâu định kỳ như chỉ định của bác sĩ”, bác N.V.H (67 tuổi, ngụ tại quận 9, TP.HCM) đã phải trả giá đắt khi bác sĩ kết luận bệnh đã biến chứng sang tim và thận. Vừa hối hận vừa pha lẫn một chút tức tối, bác H. kể lại: “Tôi phát hiện bị bệnh đái tháo đường đã gần 10 năm. Trong suốt một thời gian dài tôi luôn tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem phù hợp. Tập luyện thể dục thể thao. Và một điều không thể thiếu đúng như yêu cầu của bác sĩ là sử dụng máy đo đường huyết để tự theo dõi biến động đường huyết của mình. Tôi tự sử dụng máy để theo dõi đường huyết lúc đói, sau ăn nhằm phát hiện khẩn cấp hạ hoặc tăng đường huyết. Trong những năm đầu, bên cạnh việc theo dõi đường huyết tại nhà thì 3 tháng một lần tôi đều vào bệnh viện để làm các xét nghiệm sâu để kiểm tra tình trạng tim, gan, thận, mắt… Tuy nhiên, thời gian sau này, khi thử đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân tôi thấy chỉ số luôn ở mức gọi là lý tưởng: từ 100 - 140mg. Và cũng vì nghĩ là lý tưởng nên không đi xét nghiệm sâu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ vì ngộ nhận kết quả từ máy đo cá nhân là đúng và đủ nên hậu quả: bệnh đã biến chứng”.

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào - Trưởng khoa Nội tiết, BV. Chợ Rẫy, trong những năm gần đây, máy đường huyết cá nhân được xem là cuộc cách mạng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Nó cho phép bác sĩ và bệnh nhân theo dõi và điều chỉnh đường huyết một cách chặt chẽ. Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đã trang bị máy tại nhà. Và cũng rất nhiều bệnh nhân quả thực đã ngộ nhận chỉ cần dựa vào chỉ số đường huyết của máy đo tại gia là đủ. TS. Nguyễn Thị Bích Đào khẳng định, máy đường huyết cá nhân chỉ mang tính chất hỗ trợ để điều trị. Nên bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm thường quy mỗi 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng, tùy tình trạng bệnh, tại bệnh viện.

BS. Võ Anh Thoại - Trưởng Khoa Xét nghiệm Sinh hóa Huyết học, BV. Nhân dân Gia Định cho biết thêm, có nhiều sai lầm khi người bệnh sử dụng máy. Hầu hết mọi người đều nghĩ: hễ bị bệnh đái tháo đường là cần phải sử dụng máy đường huyết cá nhân. Trên thực tế, một số máy đo đường huyết không thể sử dụng cho bệnh nhân có bệnh thiếu máu hoặc đa hồng cầu. Hoặc máy có dùng que thử, có thể không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng thẩm phân phúc mạc hay điều trị với thuốc chứa Maltose. Bên cạnh đó, mọi máy đo đều có những chất gây nhiễu nhất định, như: thực hiện không đúng quy trình (chẳng hạn, sát trùng chưa khô, không đủ mẫu máu), thiết bị không được bảo trì bảo dưỡng định kỳ, que thử hết hạn, không hiệu chỉnh lại máy sau khi thay que thử mới…

Giảm thính lực vì làm dụng máy xông mũi họng

Cũng giống như máy đường huyết cá nhân, máy xông mũi họng dùng để điều trị bệnh hô hấp rất hiệu quả. Máy xông khí dung đẩy thuốc dưới dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản rất nhanh, hiệu quả, giảm tối đa phản ứng phụ của thuốc so với đường uống và đường tiêm. Dùng đúng cách là vậy. Ngược lại, không ít bà mẹ vì quá lạm dụng máy đã khiến cho con gặp phải tình trạng: bệnh này chưa thôi đã trồi bệnh khác.

Hai đứa con, một đứa lên 6, một đứa lên 3 hễ cứ thời tiết thay đổi là viêm phế quản, ho sặc sụa, thời gian đầu, chị Nhung (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) còn đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhưng sau đó, do bận rộn và quan trọng là thấy mỗi lần con được bác sĩ cho xông mũi thì tình trạng nghẹt mũi, khó thở và ho giảm hẳn, chị đã mua một chiếc máy xông về nhà. Mỗi lần con bị ho, khò khè là chị lại mua đúng loại thuốc trong đơn cũ bác sĩ kê về xông cho con. Khi phát hiện thấy con nghe kém, chị Nhung đưa con đi khám và tá hỏa khi bác sĩ kết luận con chị bị ngộ độc ốc tai, tiền đình do lạm dụng máy xông mũi họng.

Theo BS.CKII.Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng khoa Nội Tổng quát 1, BV. Nhi Đồng 1, TP.HCM, việc mua thuốc theo đơn cũ bác sĩ kê và tự xông thuốc cho trẻ ở nhà là sai lầm thường gặp của các bà mẹ. Xông mũi họng chỉ là phương pháp điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính… Bệnh viêm đường hô hấp không phải lúc nào cũng giống nhau, mỗi bệnh được sử dụng mỗi loại thuốc khác nhau. Nên một điều kiện tiên quyết là trước khi xông cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc với liều lượng cụ thể. Những trường hợp được bác sĩ kê đơn về nhà xông thì các bậc cha mẹ phải lưu ý mỗi lần xông không quá 15 phút. Ngay sau khi xông thuốc cần cho trẻ uống nhiều nước. Đặc biệt, cần vệ sinh máy, nhất là ở bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn để hạn chế bụi, nấm mốc, vi khuẩn theo đường xông vào cơ thể gây bệnh.

“Phụ thuộc” vào các chỉ số trên máy đo huyết áp

Tình trạng những bệnh nhân sử dụng máy đo huyết áp không đúng được BS. Võ Đức Chiến, BV. Nguyễn Tri Phương, chỉ rõ: nhiều người vẫn mua máy đo huyết áp về sử dụng tại nhà và có không ít người mua máy đo huyết áp ở cổ tay. Thực tế, bệnh nhân nên sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay để có kết quả chính xác hơn máy đo ở cổ tay. Máy được bảo quản ở nhiệt độ nào người bệnh cũng cần phải hết sức lưu ý. Bởi nếu để ở nhiệt độ quá nóng, thiết bị đo huyết áp có thể sai lệch 1 - 2 đơn vị. Riêng máy để trong máy lạnh, sau đó đưa ra ngoài sử dụng, quá 1 giờ đồng hồ, do thay đổi nhiệt độ, ron trong thiết bị giãn nở sẽ làm thay đổi các thiết bị đo. Sai lầm thường gặp và nguy hiểm nhất ở những bệnh nhân sử dụng máy đo huyết áp là “phụ thuộc” vào các chỉ số trên thiết bị này. Nhiều người rất sợ phản ứng phụ của thuốc nên khi thấy các chỉ số trên máy ổn định nên nhầm tưởng bệnh đã ổn định và không còn uống thuốc theo toa bác sĩ, tự dùng các bài thuốc dân gian. Điều trị cao huyết áp phải có một phác đồ chuẩn, tùy theo nguyên nhân của bệnh cao huyết áp mà bệnh nhân cần phải đặt stent hoặc sử dụng thuốc. Bỏ điều trị, bệnh nhân cao huyết áp có thể bị tai biến hoặc đột quỵ. Nếu đã có dấu hiệu suy tim ở người cao huyết áp, bỏ thuốc có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp tuyệt đối không được “phụ thuộc” vào chỉ số trên máy đo cá nhân để ngưng uống thuốc

NGUYỄN HUYỀN